Đường vành đai 4 và sự tác động đến thị trường bất động sản

Đường vành đai 4 và sự tác động đến thị trường bất động sản

Được sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, đường vành đai 4 đang trong quá trình xây dựng, góp phần giải quyết bài toán giao thông. Đường Vành đai 4 có vị trí chiên lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Bình Dương.

Đường Vành Đai 4 đi qua 2 huyện Tân Uyên và Bến Cát tỉnh Bình Dương. Kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Vành đai 4 dài 197,6 km, rộng 120 m, có 6 làn đường cao tốc và hai làn đường song hành. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ. Tuyến đường vành đai 4 sau khi thông xe sẽ mang lại nhiều lợi ích về cả mặt giao thông lẫn kinh tế.

Sơ đồ tuyến đường vành đai 4

Giải quyết bài toán giao thông là lợi ích đầu tiên sau thông xe. Trước đó, vì là trung tâm kinh tế – chính trị của Bình Dương, TP Mới luôn gặp các vấn đề ách tắc ở các nút giao thông chính. Vành đai 4 thông xe san sẻ bớt gánh nặng của các tuyến đường này, đảm bảo việc lưu thông dễ dàng và thuận lợi.

Tiết kiệm thời gian, chi phí: Đây là mục đích hàng đầu khi hình thành các tuyến đường. Nhờ sự xuất hiện của đường Vành đai 4 quãng đường lưu thông đến các khu vực nội bộ Bình Dương, TP.HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An được rút ngắn. Cụ thể: Vành đai 4 cách đường Mỹ Phước Tân Vạn chưa đầy 1 km. Trong khi đó, Mỹ Phước Tân Vạn là đường nội bộ chính đến các trung tâm hành chính của thành phố Mới. Từ Vành đai 4 đoạn phố thương mại  GCape Town  xuống trung tâm thành phố HCM chỉ còn 25km ( 35-40 phút di chuyển). Cách Tân cảng Cát Lái – Cảng biển lớn nhất Việt Nam 35 km. Cách sân bay Long Thành 40km. Như vậy, đi qua Vành đai 4 –  GCape Town  sẽ rút ngắn đến 1/3 quãng đường so với các tuyến đường khác. Nhờ việc rút ngắn quãng đường, thời gian, chi phí đi lại cũng được tiết kiệm tối đa.

Sơ đồ tuyến vành đai 4

Đưa Bình Dương hòa nhập Quốc tế chính là mục tiêu chiến lược của đường Vành đai 4. Do kết nối thẳng với cảng Cát Lái, sân bay Long Thành lại là trung tâm trung chuyển hàng hóa của miền Nam nên Bình Dương sẽ giao thương dễ dàng với Quốc tế.

Thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển theo quy tắc lan tỏa. Vành đai 4 là một tuyến đường có quy mô Quốc gia. Khi đi vào hoạt động, các dịch vụ ăn theo sẽ phát triển rầm rộ tạo thành một dải đất sầm uất, náo nhiệt nối liền với TP.HCM. Sự phát triển nhà cửa, kinh tế ở khu vực hai bên đường Vành đai 4 kéo theo tác động kinh tế ở vùng phụ cận. Nhờ vậy, không chỉ mặt tiền hưởng lợi mà các vùng nằm sâu phía trong cũng được nhờ. Từ đó, kinh tế Bình Dương có những bước biến chuyển vững.

Kích thích giá trị bất động sản là diễn biến chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này hoàn toàn có lợi cho thời cuộc vì nơi nào có giá trị bất động sản cao chứng tỏ tiềm năng của nó. Giao thông nhanh chóng phát triển nhộn nhịp, công ty, xí nghiệp và các dịch vụ mọc lên kích thích giá trị bất động sản ở Vành đai 4.